Trên blog của anh Ban mới có một bài viết khá thú vị với tựa đề Những câu hỏi dành cho Web Designer Việt Nam. Đó là những câu hỏi mà thầy của anh đã đặt ra:

  1. Có bao nhiêu người thiết kế có khả năng thiết kế như bạn?
  2. Phải mất bao nhiêu thời gian thì một người có khả năng thiết kế như bạn?
  3. Để trở thành người có khả năng thiết kế như bạn thì có tốn kém không?
  4. Để đạt được khả năng thiết kế ở trình độ của bạn thì phải học những gì?
  5. Bạn có thể đào tạo ra được những người có khả năng thiết kế như bạn được hay không?

Cả 5 câu hỏi đều là những câu hỏi khó vì đơn giản nó không có câu trả lời – bạn sẽ chẳng thể đưa ra một câu trả lời thoả mãn ý của câu hỏi. Nhưng có lẽ, mục đích của người thầy đặt ra câu hỏi đó không phải là để đọc các câu trả lời của bạn mà là để gợi ra trong bạn những suy nghĩ về thiết kế cũng như nhìn nhận lại những gì mình đã học. Trong 5 câu hỏi đó, tớ tâm đắc nhất với câu hỏi đầu tiên vì nó thật sự gợi ra cho tớ rất nhiều suy nghĩ mà tớ sẽ viết cụ thể hơn trong bài này.

Có bao nhiêu người thiết kế có khả năng thiết kế như bạn?

Sau một hồi thử suy nghĩ để đưa ra câu trả lời, bất kỳ ai cũng sẽ dễ dàng nhận ra rằng sẽ không có câu trả lời nào đúng. Bạn không biết được có bao nhiêu người làm thiết kế – đừng nói đến việc có bao nhiêu người bằng bạn. Nhưng chính trong quá trình đó, câu hỏi khiến bạn phải tự nhìn nhận lại bản thân mình vì bạn sẽ phải xác định được chính khả năng của mình để làm cơ sở so sánh:

  • Bạn đã thiết kế được bao nhiêu trang web? Có bao nhiêu người mà bạn biết làm được như vậy?
  • Bạn đã biết được bao nhiêu? Đã học được gì? Có ai biết tất cả những gì mà bạn đã biết không?
  • “Triết lý” về thiết kế của bạn là gì? Có bao nhiêu người mà bạn biết cũng có một triết lý về thiết kế riêng như bạn?
Có bao nhiêu người thiết kế có khả năng thiết kế như bạn?
Có bao nhiêu người thiết kế có khả năng thiết kế như bạn?

Cái khái niệm về “khả năng” thường mang tính chủ quan và tuỳ thuộc vào góc nhìn của mỗi người. Từ góc nhìn của tớ, đó không chỉ đơn giản là kỹ thuật (Photoshop hay viết mã XHTML, CSS) mà nó còn là cách tư duy. Tớ sắp xếp ba câu hỏi trên theo một thứ tự với một ý đồ cụ thể, mà theo thú tự đó, mỗi người ở mỗi trình độ khác nhau sẽ có cách đặt câu hỏi khác nhau để xác định khả năng của mình và người khác.

Kinh nghiệm

Ở mức thấp nhất trong nhận thức về thiết kế nói riêng cũng như các lính vực khác là quan niệm cho rằng số lượng là thước đo duy nhất để đáng giá khả năng. Để so sánh và đi tìm câu trả lời, những người làm thiết kế nữa vời sẽ xác định khả năng của mình và người khác bằng cách trả lời câu hỏi – bạn đã làm được bao nhiêu? Mặc dù số lượng không không phải không có vai trò gì trong việc đánh giá khả năng, không quá khó để chỉ ra rằng một người chỉ thiết kế được một sản phẩm được thừa nhận bởi mọi người vẫn hơn một người khác thiết kế được cả chục sản phẩm nhưng cái nào cũng ná ná như cái nào và chẳng có gì nổi bật.

Kiến thức

Đại đa số những người tự cho mình là nhà thiết kế, chuyên viên thiết kế web,… sẽ cho rằng kiến thức về kỹ thuật cũng như lý thuyết thiết kế là thước đo duy nhất để đánh giá khả năng. Người biết thiết kế bằng CSS và XHTML được xem là giỏi hơn những người vẫn còn chỉ biết thiết kế bằng bảng (”table”). Người có hiểu biết và biết cách áp dụng các lý thuyết trong thiết kế (như grid-layout, thuyết sử dụng màu sắc,…) được xem là giỏi hơn những người thiết kế mà không hề có lý do đằng sau mỗi chi tiết trong thiết kế của mình.

Những nhận định đó không sai. Nhưng thử xem qua hai trường hợp ví dụ để thấy rằng nó không đủ để đánh giá khả năng của mỗi người:

  • Bạn biết được vài lý thuyết mà anh A không biết, trong khi anh A cũng biết một vài lý thuyết mà bạn chưa từng nghe nói đến – ai có “khả năng” hơn ai?
  • Hoặc như anh B ở một thời điểm biết được nhiều điều hơn cô C, nhưng anh B mất đến 3 năm để nắm lấy nó trong khi cô C chỉ cần thêm 2 tháng để học được nó – liệu có thể nói anh B có “khả năng” hơn cô C?

Ví dụ đầu tiên là minh hoạ cho thực tế là kiến thức là vô bờ, một người sẽ không thể nào biết hết. Nếu chỉ dựa vào số lượng kiến thức mà một người tiếp thu sẽ chẳng thể nào so sánh được về khả năng của họ. Còn trong ví dụ thứ 2, sẽ không ít bạn cho rằng “ ừ nhỉ, cô C có khả năng hơn dù ở thời điểm hiện tại biết ít hơn anh B“. Nhưng theo tớ, ngay cả như vậy vẫn chưa thể nói là cô C có khả năng hơn anh B, bởi rất có thể anh B mất 3 năm để tự mình thu lượm những kiến thức là vì không có ai hướng dẫn, còn cô C sau khi được anh B nói về những gì mà cô chưa biết – hoặc đơn giản là may mắn đọc được một tài liệu có nói tất cả những gì anh B biết mà cô chưa biết – chỉ mất 2 tháng để tìm hiểu và sử dụng nó.

Thực tế là, tớ giống như anh B trong trường hợp trên. Không có ai hướng dẫn, tất cả những gì tớ biết là qua những lần vô tình được đọc về nó ở đâu đó (ví dụ như định luật Fitt) hoặc là qua sự phát triển của nhận thức từ quá trình thiết kế (như về lý thuyết sử dụng màu sắc – tớ chỉ đọc thêm về nó mãi về sau này, trước đó chủ yếu vẫn từ cảm nhận trực quan). Nếu ai đó mới bắt đầu học về thiết kế chưa từng nghe định luật Fitt có thể chỉ cần vài phút đọc bài viết của tớ và tìm hiểu thêm một chút là nắm được nó. Liệu ở một thời điểm tớ và bạn – một người biết và một người chưa biết định luật Fitt – có thể lấy nó để đánh giá khả năng của mỗi người?

Theo tớ, kiến thức được các công ty sử dụng như một tiêu chí để tuyển chọn, nhưng đó không phải là tiêu chí duy nhất và quan trọng nhất. Chính cách sử dụng những gì bạn đã biết mới quyết định “khả năng” của bạn. Và điều này dẫn đến quan điểm thứ 3 về đánh giá “khả năng” trong thiết kế web:

Triết lý

Theo tớ, trong thiết kế web, việc hình thành một triết lý riêng hoặc thấm nhuần triết lý đã có là thước đo quan trọng nhất để xác định khả năng của bạn. Bất kỳ người thiết kế web nào hình thành hoặc thấm nhuần một triết lý trong các thiết kế của mình sẽ được xem là có khả năng như nhau, bởi khi đó bạn đã đạt đến mức cao nhất của thiết kế. Và tớ khẳng định rằng, điều đó không đơn giản như bạn nghĩ.

Không phải cứ nói triết lý của tôi là thiên về sự đơn giản có nghĩa nó là triết lý của bạn. Ví dụ minh hoạ rõ nhất cho điều này là những ai có ý định đi về thiết kế sẽ đều nghe qua cái gọi là định luật KISS – Keep It Simple, StupidMake it simple, not simpler (đại ý “giữ mọi thứ đơn giản đến mức không thể đơn giản hơn”). Thế nào gọi là đơn giản? Khi nào thì gọi là không thể đơn giản hơn? Không phải ai cũng có thể trả lời được câu hỏi đó. (”Hãy giữ mọi thử đơn giản”) – nhưng đại đa số sẽ vẫn thiết kế ra những giao diện phức tạp dù rằng họ vẫn tâm niệm rằng – mọi thứ nên đơn giản! Lý do là vì – định luật KISS còn đi kèm theo nguyên lý

Bạn không thể nói một triết lý nào đó là của mình nếu bạn không thể thể hiện nó trong những gì mình làm, và điều đó đòi hỏi bạn cần phải có cả 2 yếu tố trước: kiến thức và kinh nghiệm (có được qua vô số những lần bạn thiết kế). Bạn biết về một lý thuyết nào đó là một chuyện, nhưng có thể sử dụng nó như thế nào để phục vụ cho triết lý của mình đòi hỏi thời gian và quá trình ứng dụng nó. Và điều đó chính là cái gọi là “khả năng”.

Trở lại 2 ví dụ trước đó. Trong ví dụ 1, bạn và anh A mỗi người biết vài điều mà người kia không biết. Điều đó không quan trọng để đánh giá khả năng. Quan trọng là cách mà bạn và anh A áp dụng những gì mình biết cho triết lý của mình. Mặc khác, nếu anh A chỉ biết áp dụng những gì mình biết một cách riêng lẽ mà không có triết lý riêng, thì gần như chắc chắn, những thiết kế của anh A sẽ chỉ là sự chắp vá rời rạc của những gì anh ta biết. Tương tự, trong ví dụ thứ 2 về anh B và cô C, việc anh B hay cô C biết trước và mất bao nhiêu thời gian không quan trọng mà quan trọng là việc hình thành triết lý và khả năng ứng dụng những kiến thức đó cho triết lý của mình.

Nói dài dòng, chắc chắn có bạn sẽ hỏi – tớ có triết lý thiết kế của mình hay không? Mặc dù chưa thể gọi là đã “thấm nhuần”, nhưng triết lý mà tớ hướng đến trong thiết kế của tớ là màu sắc truyền đạt nội dung – không có màu nào xấu, chỉ có tổ hợp màu xấu.

Trên đây là những gì tớ học được từ 5 câu hỏi mà anh Ban đã rất tốt bụng khi chia sẽ sẽ lại với mọi người, và tớ tin rằng đây cũng là những gì mà thầy của anh Ban muốn nói đến:

Muốn có concept tốt phải có kinh nghiệm, điều đó đúng, nhưng quan trọng hơn phải có đủ kiến thức để biết sử dụng hợp lý các kinh nghiệm đó, đó mới là cái ngưỡng để phân chia đẳng cấp.
Theo Nguoitapviet.info