Nếu bạn không biết gì về mật độ từ khóa, cách chọn từ khóa và thẻ Meta, bạn không nên tự viết bài cho website. Tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm là một phần quan trọng trong quá trình xây dựng website.
5 năm làm trong ngành thiết kế website, tôi đã học được cách để xây dựng website có thể làm hài lòng khách hàng và cả đối tượng khách hàng mà họ nhắm đến. Đồng thời, tôi cũng học được cách để làm hỏng một website trước khi nó ra đời. Theo kinh nghiệm của tôi, sự khác biệt giữa việc xây dựng một website chất lượng và kém chất lượng là ở khâu lập kế hoạch và các công đoạn chính.

wpid-web-design

Để giúp bạn tránh những sai lầm khi xây dựng website, tôi nêu lên những sai lầm phổ biến nhất trong quá trình thực hiện:

1. Không biết mình cần gì

Bạn đang cần một website? Dĩ nhiên rồi, nhưng bạn cần cân nhắc thêm:

Bạn muốn bán hàng trên website?
Bạn có cần tính năng tương tác với người dùng?
Bạn có ý định chạy các chiến dịch?
Bạn muốn quảng bá thương hiệu?

Tất cả các mục tiêu trên cần được liệt kê đầy đủ trước khi bắt tay vào xây dựng website. Lập kế hoạch là bước quyết định khả năng thành công của dự án.

2. Website của bạn phục vụ cho số đông, không chỉ riêng bạn

Chúng ta hay có thói quen đưa tất cả những gì chúng ta thích vào website (đơn giản vì nó thuộc sở hữu của bạn, bạn thích cái gì thì đưa cái đó vào). Điều đó không sai nếu website của bạn là trang blog cá nhân. Nhưng với một website thương mại thì câu chuyện sẽ hoàn toàn khác. Bạn không thể bắt tất cả khách hàng có cùng sở thích như bạn. Hãy để đơn vị khiết kế web tư vấn cho bạn những gì phù hợp nhất, vì hơn ai hết họ sống bằng nghề đó, họ hiểu khách hàng cần gì, họ sẽ làm việc đó tốt hơn bạn.

3. Thay đổi mục tiêu khi dự án đã tiến triển được 50%

Những mục tiêu bạn đề ra trước khi bắt đầu dự án ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ website. Bạn không thể thay đổi mục tiêu khi website đã tiến triển được 50% và hy vọng mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Điều này cũng giống như khi bạn đã lót xong 50% nền nhà bằng đá nhưng lại đổi ý muốn thay thế bằng gỗ.

4. Lắm thầy nhiều ma

Bạn phải trả một khoảng tiền không nhỏ cho việc xây dựng website và đương nhiên bạn phải chắc chắn bạn đã có một website đúng chức năng của nó. Nhưng điều đó không có nghĩa là mọi người trong công ty bạn đều phải tham gia vào. Có một câu nói: “lắm thầy nhiều ma” rất đúng với trường hợp này. Bạn chỉ nên phân công một người có chuyên môn theo dỏi và chịu trách nhiệm chình là được.

5. Giảm chi phí thiết kế

Mọi người đều muốn giảm chi phí càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, nếu bạn muốn một website có đầy đủ các chức năng cần thiết thì bạn phải sẵn sàng đầu tư một số tiền, đừng tiết kiệm những khoản tiền này, vì việc này có thể làm hỏng website của bạn.

6. Không nghe lời khuyên của nhân viên lập trình

Với cương vị là một nhà thiết kế (designer), bạn cũng nên lắng nghe ý kiến của nhân viên lập trình (coder). Vì với chuyên môn của mình coder có những giải pháp mà có thể bạn không nghĩ đến. Hãy lắng nghe những điều coder nói và 2 bên cùng nhau thống nhất để tìm ra giải pháp tối ưu nhất.

7. Bạn tự viết bài cho website

Nếu bạn không biết gì về mật độ từ khóa, cách chọn từ khóa và thẻ Meta, bạn không nên tự viết bài cho website. Tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm là một phần quan trọng trong quá trình xây dựng website. Nội dung bài viết có chứa từ khóa sẽ giúp website có thứ hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm của Google.

Có thể hiểu rằng bạn muốn tham gia vào quá trình phát triển website, nhưng hãy nhớ rằng bạn đang trả tiền cho những người giỏi việc đó hơn bạn. Vậy hãy để họ làm!

Nguồn: http://memeburn.com/2013/06/7-ways-to-ruin-your-website-before-it-even-launches/

One thought on “7 cách làm hỏng website”

Comments are closed.